Bình Dương yêu thương

Nhà tù Phú Lợi: Chứng nhân lịch sử cho lòng yêu nước của dân tộc

Thành phố Thủ Dầu Một 18/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Nhà tù Phú Lợi là một di tích lịch sử nổi bật ở tỉnh Bình Dương, đây là nơi giam giữ và tra tấn các chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc, đồng thời còn là minh chứng cho tội ác tàn bạo của kẻ thù. Qua thời gian, Nhà tù đã trở thành một điểm đến lịch sử, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về quá khứ oai hùng của đất nước.

Giới thiệu về Nhà tù Phú Lợi

Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương mang nhiều dấu ấn lịch sử, với những di tích chiến tranh nổi bật, trong đó có Nhà tù Phú Lợi, tọa lạc trên đường 1 Tháng 12, phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một.

Đây là nơi ghi nhận hàng loạt tội ác kinh hoàng của chế độ Mỹ – Diệm đã gây ra lúc bấy giờ, đối với những chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước bị giam giữ. Dù phải chịu nhiều đau khổ, áp bức, nhưng vẫn không khuất phục, mà đấu tranh để giành lại độc lập và tự do cho dân tộc.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Cổng vào Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi

Nhà tù Phú Lợi được xây dựng vào năm 1957, với diện tích khoảng 77.082m2 và hoạt động trong giai đoạn từ 1957 đến 1964. Đến ngày 10/07/1980, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

Nhà tù Phú Lợi được coi như là một trong những nhà tù lớn nhất ở thời kỳ Mỹ – Diệm tại khu vực Đông Nam Bộ và cũng là chứng nhân lịch sử cho những tội ác tàn nhẫn của chế độ Mỹ – Ngụy ở miền Nam Việt Nam.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Du khách đến tham quan Nhà tù Phú Lợi

Bên cạnh đó, mỗi một chứng tích bên trong Nhà tù còn là bằng chứng thể hiện cho lòng yêu nước kiên trung của các chiến sĩ cách mạng, đảng viên và đồng bào đã hi sinh cho hòa bình, tự do của đất nước ngày nay.

Hằng ngày, Nhà tù Phú Lợi đều đón một số lượng du khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng và bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đến với các chiến sĩ cũng như những đồng bào đã nằm xuống vì độc lập dân tộc.

Lịch sử hình thành của Nhà tù Phú Lợi

Nhà tù Phú Lợi được xây dựng bởi Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vào năm 1957, cùng lúc với các nhà tù khác ở Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Tân Hiệp và Thủ Đức, để làm nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng và nhân dân yêu nước đương thời.

Chỉ sau 1 năm, những tù nhân đầu tiên được đưa vào, bao gồm 4 nữ và 100 nam. Sau khi nhà tù được hoàn thiện thì số lượng tù nhân đã tăng lên khoảng 3.000 người. Đến năm 1958, số lượng tù nhân nữ đã lên tới 1.000 trong tổng số 6.000 tù nhân đang bị giam cầm ở đây.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Nhà tù Phú Lợi – nơi phơi bày tội ác man rợ của chế độ Mỹ – Diệm

Tháng 11/1958, chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam đưa ra quyết định đày các tù nhân chính trị ra Côn Đảo. Tuy nhiên, vì lý do thời tiết xấu nên việc vận chuyển này tạm thời bị hoãn lại. Đến ngày 30/11/1958, chế độ này đã đầu độc tù nhân nhằm mục đích trừ khử, khiến cho hàng nghìn người bị ngộ độc.

Trước tình hình đó, các Đảng viên đang bị bắt giữ giam tại đây đã tự tìm cách cứu chữa và kháng cự lại hành động này. Các chiến sĩ đã anh dũng phá mái nhà, chiếm lấy đài phát thanh và biến cuộn tôn thành loa phát thanh để tố cáo tội ác của chế độ. Nhờ đó, thông tin nhanh chóng được lan rộng và gây phẫn nộ dư luận toàn cầu. Đến năm 1964, Nhà tù Phú Lợi chính thức bị buộc giải tán.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Nhà tù Phú Lợi đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhà tù Phú Lợi – “Địa ngục trần gian”

Nhà tù Phú Lợi được ví như là “địa ngục trần gian” bởi những hình thức tra tấn dã man mà chế độ Mỹ – Diệm đã thực hiện với những tù nhân. Điển hình như: chúng bắt tù nhân phải ăn gạo bị mốc, cá ươn, nước mắm đầy dòi,…

Điều kiện sống thì dơ bẩn, sinh hoạt trong xà lim tăm tối hoặc chuồng cọp, lao động khổ sai và không được điều trị khi bị bệnh. Thêm nữa, chúng còn đặt ra “24 điều cấm” vô cùng khắc nghiệt để lấy cớ đánh đập tù nhân một cách tàn bạo.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Những tượng sáp bên trong Nhà tù Phú Lợi là hình ảnh tái hiện các tội ác kinh hoàng của quân Mỹ – Ngụy bấy giờ

Nhà tù Phú Lợi được xây dựng cùng với mục đích tận dụng 6 nhà tù lớn nhất khu vực phía Nam, để phục vụ cho chính sách “tô cộng, diệt cộng” nhằm kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà tù còn là căn cứ quân sự do Pháp và Nhật để lại, sau đó được Mỹ – Ngụy cải tạo và mở rộng nhằm cai trị cũng như đày đọa những người chống đối chính quyền của chúng. Từ nhà giam cấp tỉnh, Phú Lợi đã trở thành trung tâm cải huấn quốc gia.

Mặc dù phải hứng chịu những thủ đoạn tra tấn tàn ác suốt 8 năm dài đằng đẵng, nhưng bằng ý chí kiên cường và bất khuất của mình, các chiến sĩ cách mạng và đồng bào ta vẫn vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng kẻ địch.

Kiến trúc của Nhà tù Phú Lợi

Nhà tù Phú Lợi được chia thành nhiều khu vực, trong đó có các khu hành chính, khu dành cho gia đình binh sĩ và khu giam giữ mang tên “An Trí Viên”.

Khu An Trí Viên gồm có 3 trại giam lớn, gồm: Chi Lăng, Bạch Đằng và Đống Đa. Mỗi trại giam có 9 phòng giam, được đánh số theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh và được ngăn cách bằng hàng rào kẽm gai dày đặc.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Xung quanh trại giam bên trong Nhà tù Phú Lợi là hàng rào kẽm gãi chằng chịt

Bao quanh 3 trại giam là hệ thống tường 2 lớp kiên cố, cùng với nhiều lớp kẽm gai để tăng cường an ninh. Hệ thống điện được lắp đặt rất dày để phát hiện những hoạt động bất thường vào ban đêm.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Lô cốt canh gác được đặt xung quanh trại giam

Tại mỗi trại giam đều có 4 cổng ra vào và ở từng cổng, có lô cốt canh gác nghiêm ngặt cả ngày Hai cổng chính được gắn bảng tên là “Trung tâm cải huấn Phú Lợi” và “An Trí Viên”.

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày đoàn kết đấu tranh chống lại vụ đầu độc toàn thể tù nhân ở Nhà tù Phú Lợi, nhà điêu khắc Minh Châu đã chế tác một tượng đồng cao 3.5m, nhằm phản ánh tinh thần kiên cường và lòng yêu nước bất diệt của nhân dân ta.

Nhà tù Phú Lợi Bình Dương
Hình ảnh bức tượng đồng cao 3.5m được đặt trong khuôn viên Nhà tù Phú Lợi

Hy vọng rằng với những thông tin của Nhà tù Phú Lợi được cung cấp trong bài viết trên, có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về di tích lịch sử quốc gia này. Nếu có cơ hội đến Bình Dương du lịch thì bạn nên tới đây tham quan và khám phá từng khu trại giam. Qua đó, có thể hình dung rõ nét những nỗi đau đớn, sự khổ hạnh mà các tù nhân đã phải hứng chịu suốt 8 năm bị giam cầm.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồ Dầu Tiếng – Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng dành cho tín đồ du lịch

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Nguyễn Huyền Ni 07/10/2024

Hồ Dầu Tiếng – Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng dành cho tín đồ du...

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Hồ Dầu Tiếng được xem là một trong những hồ nước nhân tạo lớn...

Đánh giá
Nguyễn Huyền Ni 15/10/2024

Khu du lịch Đại Nam: Nơi hội tụ của văn hóa, giải trí và tâm...

Khu du lịch Đại Nam là một trong những điểm đến nổi bật nhất tại Bình Dương, thu hút du khách bởi quy mô khổng...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 16/10/2024

Chùa Tây Tạng: Ngôi chùa mang đậm dấu ấn Phật giáo Mật tông

Chùa Tây Tạng ở Bình Dương là điểm đến thu hút khá đông tín đồ Phật giáo trên khắp Việt Nam cũng như những du...

5/5 - (1 bình chọn)

Nền tảng vì doanh nghiệp Bình Dương

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Dương được cộng đồng Reviewers trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

BinhDuong Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ
Về chúng tôi
Hệ sinh thái
Sài Gòn Review

  © Bản quyền 2024 BinhDuongReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản