Bình Dương yêu thương

Cầu gãy Sông Bé: Biểu tượng kiên cường của vùng đất Bình Dương

Huyện Phú Giáo 18/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Cầu gãy Sông Bé được trở thành một miền ký ức khó phai trong tim người dân Bình Dương, bởi nó gắn liền với sự kiện lịch sử đầy anh dũng, kiên cường của quân dân ta. Mặc dù cây cầu đã bị phá hủy khá nặng nề, tuy nhiên chính hình dáng độc đáo và câu chuyện ẩn sau nó, lại là những yếu tố thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến để tham quan cũng như chụp hình check-in.

Đôi nét về Cầu gãy Sông Bé

Cầu gãy Sông Bé, hay còn gọi là Cầu Sông Bé là một di tích lịch sử vô cùng đặc biệt, nằm ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và nối liền xã Phước Hòa với xã Vĩnh Hòa, bắc ngang qua sông Đồng Nai hùng vĩ.

Trong thời kỳ kháng chiến, cây cầu này chính là con đường giao thông chủ chốt của chính quyền ngụy Sài Gòn xưa và nó đã phải hứng chịu sự tàn phá dã man của kẻ thù. Vì vậy, Cầu sông Bé đã bị huỷ hoại nhịp cầu giữa và trở thành “chứng nhân lịch sử” ghi lại quá khứ hào hùng, kiên cường của quân dân ta.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Cầu Sông Bé – Di tích lịch sử ghi lại chiến tích vang dội một thời của quân dân Việt Nam

Hiện nay, mặc dù Cầu Sông Bé không còn được sử dụng nữa, thế nhưng hình ảnh cây cầu gãy vẫn được giữ lại và mãi mãi khắc sâu trong tâm trí người dân Bình Dương như một chiến tích lịch sử đầy ý nghĩa. Để khi nhắc đến nó, bất kỳ ai cũng tự hào kể về chiến thắng lẫy lừng của quân ta.

Hướng dẫn đường đi đến Cầu gãy Sông Bé

Đường đi đến Cầu gãy sông Bé không quá khó tìm. Xuất phát từ TPHCM, bạn di chuyển theo Tỉnh lộ 741 về hướng Đông Bắc của tỉnh Bình Dương. Khi đến địa phận TP. Thủ Dầu Một, thì tiếp tục đi thẳng về huyện Phú Giáo.

Đi tới đoạn qua huyện Phú Giáo, bạn sẽ gặp cầu Phước Hòa và rẽ phải, tiếp tục di chuyển thêm 500m nữa thì bắt gặp cây Cầu gãy Sông Bé huyền thoại, nằm sừng sững giữa một rừng cây um tùm, phía dưới là con Sông Đồng Nai êm đềm.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Đường đi đến Cầu gãy sông Bé không quá khó đi và khá là dễ tìm

Du khách có thể lựa chọn di chuyển đến Cầu gãy Sông Bé bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, chẳng hạn như: xe máy, xe hơi, thuê xe tự lái, xe taxi,… Dù không có địa chỉ cụ thể, nhưng đường đến cũng không quá khó đi và rất dễ tìm, bạn chỉ cần tra cứu trên Google Maps là sẽ nắm được ngay.

Lịch sử của Cầu gãy Sông Bé

Cầu Sông Bé được thực dân Pháp xây dựng vào thời kỳ 1925 – 1926, nhằm phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa và mở rộng các đồn điền cao su trong khu vực tỉnh Sông Bé (tỉnh Bình Dương ngày nay).

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Cầu gãy Sông Bé là huyết mạch giao thông trong thời kỳ kháng chiến chính quyền Mỹ – Ngụy

Cầu Sông Bé có chiều ngang hơn 4,5m và chiều dài của mỗi bên còn lại sau khi bị gãy khoảng 50m, bao gồm 3 nhịp dầm thép và bê tông. Chiều cao tối đa của các bên thành cầu là 6m và tối thiểu là 3,5m, trong khi chân cầu cao tới 30m.

Vào những năm 1930, các phong trào đấu tranh của công nhân ở những đồn điền cao su được bùng phát mạnh mẽ, Cầu gãy Sông Bé cầu bị kẻ địch coi như là nơi để xử bắn và giết chết những người yêu nước, thậm chí chúng còn đặt bom phá hủy cầu để ngăn quân ta chạy trốn.

Mặc cho sự đàn áp tàn độc cho quân địch, nhưng nhân dân miền Nam vẫn rất kiên cường, không dễ dàng bị khuất phục và Cầu Sông Bé chính là biểu tượng phản ánh cho bản tính kiên trung, bất khuất của họ.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Hình ảnh Cầu gãy Sông Bé phản chiếu tinh thần ngoan cường, cứng rắn của quân dân miền Nam

Đêm ngày 27 và rạng sáng ngày 28/4/1975, nhân dân miền Nam đã đánh bại kẻ thù và thành công chiếm lại huyện Phú Giáo. Trên Cầu Sông Bé là những trận đánh quyết liệt và tàn khốc giữa quân dân ta và quân thù.

Cây cầu cũng là điểm giao kết nối quan trọng của tuyến đường vào huyện Bến Cát và giúp quân dân ta thuận tiện tiến vào Dĩ An và Thuận An. Cuộc tấn công ta đã tiêu diệt một số lượng lớn địch và phần còn lại thì tháo chạy thông qua Cầu Sông Bé.

Đến chiều ngày 29/4/1975, địch kéo về huyện Phước Hòa để tìm phương án rút lui và tên chỉ huy trung đội (ở Phước Vĩnh) đã cho lệnh đặt mìn phá hủy Cầu Sông Bé, nhằm hạn chế sự truy kích của quân ta.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Cầu gãy Sông Bé là minh chứng sống động về tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân ta

Để tưởng nhớ thời kỳ gian khó đã qua cũng như sự hi sinh lớn lao của các chiến sĩ cách mạng, Đảng Ủy huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã cho xây dựng khu tưởng niệm ở phía ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa. Đây là nơi mà các chiến sĩ và những người dân vô tội bị quân địch tra tấn dã man và thả trôi sông, vì nghi ngờ đang làm theo lý tưởng cách mạng.

Vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm của Cầu gãy Sông Bé

Những năm gần đây, Cầu gãy Sông Bé đã trở thành địa điểm tập trung của nhiều bạn trẻ ở Bình Dương để vui chơi, chụp hình check-in vào các buổi xế chiều mát mẻ.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Nhiều bạn trẻ đã lựa chọn Cầu gãy Sông Bé làm nơi check-in sống ảo vào các buổi chiều trong xanh, mát mẻ

Không chỉ là một chứng tích mang giá trị lịch sử cao, cây cầu còn là điểm đến phổ biến với người dân và du khách, đặc biệt là các bạn trẻ có mong muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của  thiên nhiên và tận hưởng không khí thanh bình, yên ả. Ở giữa không gian tĩnh mịch, với 2 bên là những hàng cây xanh mọc sum suê và bên dưới là con sông Đồng Nai lững lờ trôi, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và bình yên.

Bên cạnh đó, Cầu gãy Sông Bé cũng khá nổi tiếng và được nhiều đoàn phim lựa chọn để làm bối quay cảnh phim, chẳng hạn như: phim điện ảnh Tèo Em hay là bộ phim Đẻ Mướn,… Ngoài ra, cây cầu này cũng xuất hiện trong khá nhiều MV ca nhạc của một vài ca sĩ Việt Nam.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Hình ảnh Cầu gãy Sông Bé cổ kính, nhuốm màu thời gian

Nhờ có sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, mà hình ảnh Cầu gãy Sông Bé ngày càng được truyền bá rộng rãi và thu hút rất nhiều khách du lịch ở cả trong và ngoại tỉnh tìm đến tham quan, ngắm cảnh và khám phá.

Vì vậy, nhằm đảm bảo sự an toàn cho du khách tham quan, chính quyền địa phương đã cho tiến hành thi công lắp đặt lan can và một số khung sắt xung quanh Cầu gãy Sông Bé. Cho dù việc này sẽ tác động phần nào đến vẻ đẹp nguyên sơ của cây cầu, nhưng nó là một biện pháp hữu hiệu để chắc chắn rằng, mọi người có thể tham quan, vui chơi một cách thoải mái mà không phải quá lo âu hay sợ hãi.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Hình ảnh cây cầu gãy đã khắc ghi trong sâu thẳm trái tim của người dân Bình Dương

Cầu gãy Sông Bé nổi tiếng nhờ vẻ đẹp của sự cổ điển và cảnh quan thiên nhiên bát ngát, nên thơ. Mỗi khi đặt chân lên cây cầu này, bạn như được hồi tưởng lại những trang sử khí thế của lịch sử dân tộc và cảm nhận sự độc đáo, cuốn hút của nơi này.

Nhờ sự tài hoa của giới nhiếp ảnh, hình ảnh cây cầu gãy sừng sững trên sông Bé vẫn duy trì khá tốt sức hấp dẫn qua nhiều năm tháng, đối với những đoàn du khách, đặc biệt là những người trẻ có đam mê khám phá các địa điểm hoang sơ, vắng người.

Cầu gãy Sông Bé Bình Dương
Hai bên bờ Sông Bé rất xanh mát và trữ tình nên sẽ là địa điểm cắm trại vô cùng lý tưởng

Với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của cây cầu gãy kết hợp cùng không gian tĩnh lặng, bình yên cũng như cảnh quan thiên nhiên bình dị, kỳ vĩ và không khí trong lành, xanh mát đã biến nơi đây trở thành một địa chỉ hoàn hảo để tổ chức những buổi dã ngoại, cắm trại qua đêm hoặc một số hoạt động vui chơi đầy thú vị khác vào các dịp cuối tuần hay lễ Tết.

Ở đây, bạn có thể đắm mình trong không gian thư giãn, hoặc phiêu lưu mạo hiểm bằng cách đi ra gần phần đứt gãy của cây cầu để lưu giữ khoảnh khắc độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên bạt ngàn hay hình ảnh hoàng hôn rực rỡ, khi màn đêm bắt đầu buông xuống.


Qua những thông tin được cung cấp bên trên, Bình Dương Review hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu hơn về Cầu gãy Sông Bé cũng như những gian khổ, thử thách đầy cam go mà ông cha ta đã phải gánh chịu để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ Quốc. Nếu có dịp cơ hội đến với Bình Dương thì bạn nên thêm địa điểm lịch sử này vào lịch trình khám phá của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Nguyễn Huyền Ni 16/10/2024

Khu di tích Chiến khu Đ: Nơi lưu giữ ký ức hào hùng của dân...

Khu di tích Chiến khu Đ thuộc tỉnh Bình Dương là một trong những di tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam....

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 16/10/2024

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường – Kiệt tác kiến trúc giữa lòng thành phố

Nhờ sở hữu vẻ đẹp cổ điển sang trọng và quý phái nên Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường được ví như "kiệt tác kiến...

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Thị Thu Hằng 07/11/2024

Logo Thành Phố Bến Cát: cánh chim vươn tầm cao mới

Logo thành phố Bến Cát cách điệu 2 chữ B, C (Bến Cát) tượng hình đóa sen hé nở, con thuyền lướt sóng, cánh chim...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 09/11/2024

Công viên Trung tâm Thành phố Mới Bình Dương: Điểm check-in, vui chơi không thể...

Công viên Trung tâm Thành phố Mới Bình Dương là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích không gian xanh mát, thoáng đãng...

5/5 - (1 bình chọn)

Nền tảng vì doanh nghiệp Bình Dương

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Dương được cộng đồng Reviewers trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

BinhDuong Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ
Về chúng tôi
Hệ sinh thái
Sài Gòn Review

  © Bản quyền 2024 BinhDuongReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản