Bình Dương yêu thương

Chùa Tây Tạng: Ngôi chùa mang đậm dấu ấn Phật giáo Mật tông

Thành phố Thủ Dầu Một 18/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Chùa Tây Tạng ở Bình Dương là điểm đến thu hút khá đông tín đồ Phật giáo trên khắp Việt Nam cũng như những du khách yêu thích các địa điểm du lịch tâm linh, tìm đến tham quan và trải nghiệm. Ngôi chùa này mang đậm hơi thở của Phật giáo Mật Tông, từ phong cách kiến trúc, không gian thiền định cho đến những hoạt động văn hóa, lễ hội vô cùng đặc sắc.

Giới thiệu về lịch sử của Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là ngôi chùa Phật giáo thuộc hệ phái Kim Cương thừa, đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”. Chùa do Thiền sư Minh Tịnh (hay còn gọi là: Hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế) thành lập vào năm 1928, với tên gọi Bửu Hương Tự.

Khi ấy, Chùa chỉ là một cái am nhỏ, thờ phụng Phật và nằm trên ngọn đồi thấp, có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi. Đây cũng là nơi để các thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Đến năm 1938, Thiền sư Minh Tịnh đã quyết định đổi tên Chùa thành Chùa Tây Tạng và lưu giữ đến tận ngày nay.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng là địa điểm du lịch tâm linh mà các du khách nhất định phải ghé đến một lần

Cũng trong năm này, Thiền sư cho khởi công xây lại Chùa theo lối kiến trúc của Mật Tông Tây Tạng và hoàn tất quá trình xây dựng vào năm 1966. Ngôi chùa nổi bật với phần mái cong và những hoa văn, họa tiết trang trí mang đậm hơi thở của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Điểm nhấn đặc biệt của Chùa Tây Tạng là bức tượng Bồ Đề Đạt Ma cao 12m, được chế tác bằng tóc của hàng nghìn phật tử. Không gian bên trong Chùa rất rộng và có trồng rất nhiều loại cây xanh, cây cổ thụ um tùm, cho nên không khí ở đây vô cùng thoáng mát, trong xanh.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Các vị thiền sư hiện đang trụ trì Chùa Tây Tạng

Tính đến thời điểm hiện tại, Chùa Tây Tạng đã trải qua khá nhiều đời trụ trì, bao gồm:

  • Minh Tịnh thiền sư – người đã khai sinh ra Chùa Tây Tạng
  • Hòa thượng Thích Tịch Chiếu – trụ trì đời thứ 2 của Chùa Tây Tạng
  • Hòa thượng Thích Chơn Hạnh – trụ trì đương nhiệm của Chùa Tây Tạng

Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng tọa lạc ở địa chỉ 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nằm gần Công viên thành phố mới Bình Dương.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng mở cửa cả ngày để đón tiếp du khách đến vãn cảnh và thăm viếng

Để đến được Chùa Tây Tạng thì bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô, xe taxi hoặc xe buýt, và di chuyển theo hướng dẫn dưới đây của Bình Dương Review. Cụ thể là:

  • Xe máy hoặc ô tô: Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, bạn đi theo Quốc lộ 13 hướng về phía Tây Bắc. Sau khi đến TP. Thủ Dầu Một, bạn tiếp tục di chuyển tới đường Thích Quảng Đức. Chùa Tây Tạng nằm ở bên trái đường và cách vòng xuyến ngã tư Bình Dương khoảng 1km.
  • Xe buýt: Bạn có thể bắt các chuyến xe buýt số 51, 53, 61-8 đi từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh đến bến xe Mỹ Phước. Sau đó, tiếp tục bắt xe buýt số 46A hoặc 46B để đến Chùa Tây Tạng.

Chùa Tây Tạng có gì thú vị?

Bên cạnh bề dày lịch sử hình thành, Chùa Tây Tạng còn có rất nhiều điều vô cùng hấp dẫn và độc đáo, thu hút sự tò mò của du khách thập phương. Điển hình như:

Phong cách kiến trúc độc đáo và khác lạ

Chùa Tây Tạng ở Bình Dương được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của Mật Tông Tây Tạng, cùng nhiều hình khối vuông vắn, các tòa tháp đồ sộ và những biểu tượng Phật giáo.

Khác với phong cách kiến trúc truyền thống của các ngôi chùa tại Việt Nam, Chùa Tây Tạng mang đến cho du khách một cảm nhận rất mới mẻ về đạo Phật thuở sơ khai, với những hình ảnh huyền ảo, kì bí.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng tại Bình Dương được thiết kế khá tương đồng với các ngôi chùa ở đất nước Tây Tạng

Với tổng diện tích chừng 15 ha, Chùa Tây Tạng được bao quanh bởi bức tường thành cao 4m, dài 700m và có rất nhiều công trình kiến trúc bên trong khuôn viên Chùa, gồm:

  • Khu vực Chánh điện: Đây là công trình chính của Chùa Tây Tạng, có cấu trúc hình khối vuông vức, cao 15m. Bên trong Chánh điện, có tượng Phật Thích Ca cao 2.3m và xung quanh là các vị chư Phật, Bồ tát khác.
  • Khu vực Tầng thượng: Đây là nơi thờ phượng 5 vị Phật đại diện cho Phật giáo Tây Tạng, được gọi là “Ngũ trí Như Lai”. Trong đó, tượng của Phật Như Lai có hình dáng khá tương đồng với Phật Mandala – một biểu tượng của Phật giáo Mật tông.
  • Khu vực giảng đường: Đây là nơi để các nhà sư giảng dạy về Phật pháp.
  • Các tháp: Trong khuôn viên Chùa Tây Tạng có rất nhiều tháp, gồm: tháp Phật Thích Ca, tháp Thích Ca sơ sinh, tháp Quan Âm, tháp Đạt Ma, tháp Đại Thế Chí,…
  • Các khu vực khác, nổi bật như: khu nhà ở của các nhà sư, khu vườn cây, khu rừng,…
Chùa Tây Tạng Bình Dương
Tượng Phật Thích Ca và các vị chư Phật, Bồ tát khác được thờ phượng tại Khu Chánh điện

Thay vì tập trung sử dụng các hoa văn rồng, phượng để trang trí như các ngôi chùa truyền thống của Việt Nam, không gian thờ phượng bên trong Chùa Tây Tạng được xây dựng khá hiện đại, đơn giản, từ đó, góp phần tạo ra cảm giác thần bí, linh thiêng cũng như ấn tượng sâu sắc với du khách vãn cảnh.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc đạt kỷ lục Guinness Việt Nam

Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc được mệnh danh là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và tiêu biểu nhất của Chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Bức tượng được bắt đầu chế tác từ năm 1982 và đến năm 2007 đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất Việt Nam”.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
(Cận cảnh tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc đạt kỷ lục Guinness Việt Nam

Chiều cao của bức tượng là 2.32m và chiều ngang là 1.74m, gồm có 3 phần rời nhau, tuy được gắn kết bằng keo dán, nhưng rất chắc chắn, vững vàng. Ngoại trừ phần khung được làm bằng sắt thì chất liệu chủ yếu để chế tác nên bức tượng này là tóc của hàng nghìn Phật tử được thu thập qua hàng chục năm, mật rỉ đường và vôi vữa.

Mặc dù được kết bằng tóc, nhưng vẫn mô tả rất chân thực và sắc nét hình tượng của Sư tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, cùng một đòn gánh trên vai, với phần túi bên phải là túi càn khôn và túi bên trái là hòm kinh Lăng Già. Bên cạnh đó, trên đòn gánh còn có một chiếc nón lá truyền thống của Việt Nam.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Tượng Bồ Đề Đạt Ma – biểu tượng của sự từ bi, trí lực của Phật Giáo Tây Tạng

Để tạo nên một bức tượng Bồ Đề Đạt Ma độc đáo và sống động như vậy, thì phải mất đến 2 năm làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ của những người nghệ nhân tài hoa, lỗi lạc ở đất nước Tây Tạng.

Vì thế mà, tượng được xem như là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của Phật giáo Tây Tạng và là biểu tượng của sự bao dung, minh triết và tinh thần nhập thế của Phật giáo.

Không gian thanh tịnh, an yên

Bên cạnh các bức tượng Phật uy nghiêm và lối kiến trúc đậm chất Phật Giáo Tây Tạng thì không gian thiền định, yên tĩnh cũng là yếu tố then chốt, giúp thu hút khách du lịch và Phật tử từ khắp nơi, tìm đến tham quan kết hợp với chiêm bái, cúng kiếng.

Ngay từ những bước chân đầu tiên khi tiến vào Chùa, du khách sẽ lập tức cảm nhận được một không gian thanh tĩnh, bình lặng, cùng với tiếng chuông chùa vang vọng, tiếng tụng kinh trầm bổng và tiếng líu lo, ríu rít của chim muông. Tất cả thanh âm hòa quyện với tạo nên một bản “hòa ca” đầy thú vị của thiên nhiên.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Không gian bình yên, thiền định ở Chùa Tây Tạng giúp bạn thư thái, an yên hơn

Cũng nhờ đó, mà giúp cho các du khách và Phật tử tạm thời xóa bỏ khỏi tâm trí những nỗi phiền muộn, âu lo trong cuộc sống thường nhật và tìm thấy sự an yên, thanh thản trong tâm hồn. Trong khuôn viên Chùa, luôn thoang thoảng hương trầm, vừa có tác dụng thanh lọc không khí, vừa mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu.

Thêm nữa, du khách còn được nghe kể về những câu chuyện và giai thoại xoay quanh quá trình hình thành Chùa Tây Tạng. Đó là hành trình mà Nhà sư Minh Tịnh đã học tập, nghiên cứu về Phật pháp ở Ấn Độ. Sau đó, ông quay lại Việt Nam để dựng xây chùa, cùng với khao khát đem những tư tưởng Mật Tông chính thống đến với các Phật tử trong nước.

Toàn bộ câu chuyện về hành trình của Sư Minh Tịnh chiêm bái Phật pháp tại Ấn Độ đã được ông ghi chép lại trong cuốn nhật ký của mình và hiện nay vẫn đang được lưu giữ cũng như bảo tồn nguyên vẹn bên trong Chùa Tây Tạng.

Chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng cũng thường được chọn làm nơi tổ chức các lễ lớn, ví dụ như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan,…

Nếu có dịp ghé viếng thăm Chùa Tây Tạng vào dịp lễ Tết thì ngoài việc vãn cảnh, ngắm nhìn các bức tượng Phật đầy uy quyền, du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động tưng bừng, đầy hấp dẫn.

Đặc biệt là, vào ngày 8/1 (Âm lịch), Chùa Tây Tạng sẽ tổ chức lễ cầu bình an và giải hạn. Đây cũng là một dịp nhận được sự chú ý từ khách du lịch và Phật tử từ thập phương, đến với Chùa nhằm mục đích cầu xin một năm mới thuận lợi, an lành và thành công.

Những điều cần lưu ý khi đến Chùa Tây Tạng

Dưới đây là một số vấn đề mà du khách cần lưu ý kỹ lưỡng, khi đến tham quan tại Chùa Tây Tạng, bao gồm:

  • Chùa là chốn linh thiêng, do đó bạn cần ăn mặc lịch sự, chỉnh tề và kín đáo để thể hiện sự kính trọng đối với thế giới tâm linh. Không nên mặc váy ngắn, áo xuyên thấu hoặc đi dép lê, giày hở ngón.
  • Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chùa. Khi tham quan ở chùa, tuyệt đối không chạy nhảy, đùa giỡn ồn ào, gây mất trật tự không gian thiền định.
  • Khi vào trong thắp hương, bạn nên bỏ dép ngoài cửa và tự ý chạm tay vào các tượng Phật
  • Không bẻ cành, ngắt cây, hái hòa làm ảnh hưởng đến cảnh quan bên trong Chùa.
  • Không ngồi lên các tiểu cảnh trang trí trong khuôn viên Chùa.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi mà nên bỏ đúng nơi quy định.
  • Nếu đến Chùa Tây Tạng vào dịp lễ Tết thì bạn cần chú ý bảo quản tư trang, nhất là ví tiền, điện thoại và trang sức, để tránh tình trạng bị mất cắp.

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp bên trên, có thể giúp cho bạn đọc hiểu thêm về Chùa Tây Tạng – nơi in đậm dấu ấn của Phật Giáo Mật Tông. Nếu có dịp đến với Bình Dương xinh đẹp thì bạn có thể ghé đến địa điểm tâm linh này để tham quan cảnh đẹp và khám phá văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Nguyễn Huyền Ni 15/10/2024

Khu du lịch Đại Nam: Nơi hội tụ của văn hóa, giải trí và tâm...

Khu du lịch Đại Nam là một trong những điểm đến nổi bật nhất tại Bình Dương, thu hút du khách bởi quy mô khổng...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 08/10/2024

Nhà tù Phú Lợi: Chứng nhân lịch sử cho lòng yêu nước của dân tộc

Nhà tù Phú Lợi là một di tích lịch sử nổi bật ở tỉnh Bình Dương, đây là nơi giam giữ và tra tấn các...

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Huyền Ni 16/10/2024

Chùa Hội Khánh: Kiến trúc, tượng Phật nằm dài nhất Châu Á

Với hơn 270 năm tồn tại, Chùa Hội Khánh không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị tôn giáo thiêng liêng mà còn nổi...

5/5 - (1 bình chọn)
Minh Hoàng 16/10/2024

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường – Kiệt tác kiến trúc giữa lòng thành phố

Nhờ sở hữu vẻ đẹp cổ điển sang trọng và quý phái nên Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường được ví như "kiệt tác kiến...

5/5 - (1 bình chọn)

Nền tảng vì doanh nghiệp Bình Dương

Hàng ngàn điểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Bình Dương được cộng đồng Reviewers trải nghiệm và đánh giá khách quan, minh bạch, chi tiết nhất.

BinhDuong Review có tiêu chuẩn cung cấp thông tin rõ ràng, là cầu nối giúp hàng triệu người dùng có được lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm tốt nhất!

icon Facebook icon linkedin icon tiktok
Đăng tải thông tin hoàn toàn MIỄN PHÍ
Về chúng tôi
Hệ sinh thái
Sài Gòn Review

  © Bản quyền 2024 BinhDuongReview.vn | Chính Sách - Điều Khoản